Tương lai nào cho du học sinh
Đây là tâm sự chia sẻ của 1 du học sinh Đức ngày hôm qua: “Về hay ở: Mình thấy mọi người hay nói năm đầu ở Đức sẽ rất chán. Là do thích nghi với cs bên này hay do cs quá bình yên đơn điệu làm người mình mụ mẫm đi ko còn năng động như ở VN nữa? Chứ Sao mình cũng sắp hết 1 năm rồi mà không thấy khả quan hơn, thực sự chỉ muốn về VN thôi. Nhớ đồ ăn Vn và cái không khí náo nhiệt ở nhà. Đây cs buồn như người già ý”
Thưa phụ huynh,
Thưa các bạn học sinh,
Thưa các bạn học sinh,
Đọc dòng chia sẻ trên các bạn thấy thế nào?
10 năm nay mình tiếp nhận chia sẻ tâm sự của hs sinh viên. Và trực tiếp sống tại Berlin mình hiểu rất khó để hs Vn sang vui ngay.
Hầu như những em không vui, đã không vui thì dặt dẹo sống dở chết dở làm được cái gì, là do 12 năm trường học và 18 năm tại Vn các em được dạy những thứ mà đa phần là không sử dụng được ở Đức.
Nước Đức, dân Đức làm việc hiệu quả. Nước Đức thuộc nhóm dẫn đầu thế giới.
Từ cái điểm mấu chốt này mà họ ăn, ngủ, làm, chơi, tổ chức kiến tạo cuộc sống khác mình. Tổ chức xã hội hardwares như nhà cửa bộ máy công quyền, trường đại học, ao hồ nhà hát, đồng ruộng, toà án bảo tàng, có thể nhìn thấy ngay, dễ so sánh dễ hiểu. Nhưng còn softwares chạy trong những systeme đó thì phức tạp, vô cùng khó hiểu đối với người mới từ bên ngoài vào.
Các em từ Việt sang không được dạy được học về lịch sử, địa lý, triết học văn học kinh tế, tinh thần bản lĩnh của Đ thì vĩnh viễn không bao giờ có thể hiểu họ. Mà không hiểu thì vui thế nào được. Để kiếm tiền hiệu quả hơn thì họ làm sao có thời gian lông nhông suốt ngày ở ngoài đường để mà vui và náo nhiệt.
Vâng, người Đức bận rộn. Có thể nói họ là những người câm. Câm thành ra viết nhiều. Ai có nhu cầu gào lên cho thế giới biết về sự tồn tại của mình thì đều viết sách. Ai muốn quan tâm tìm hiểu cuộc sống đang vận hành ntn thì tìm sách đọc.
Sẽ rất ít có người trẻ đang độ tuổi đi làm nào dừng lại nói với bạn vài câu xã giao. Du học sinh Việt sang tậm tịt, tiếng Anh kém, tiếng Đức kém, đi đứng cóm róm, nói năng lý nhí, phim ảnh không xem, du lịch không đi, sách báo không đọc không viết không tranh luận, thể thao âm nhạc không chơi không cổ vũ, chính trị không quan tâm thì người ta biết nói gì với bạn. Biết an ủi bạn kiểu gì?
Đấy, sự thật là như thế. Ở Việt nam ít ai viết sách đọc sách.
Vậy phải làm gì đây?
1. Biết về sự khác biệt. Chưa hiểu ngay nhưng cần phải biết về nó.
2. Rèn luyện thói quen đọc ngay từ ở nhà. Ai không biết, không thích, không tự đọc thì đừng bao giờ nên đi.
3. Tò mò. Luôn mở to mắt quan sát ngẫm nghĩ xem ng Đức sống thế nào, họ làm mọi thứ có triết lý của họ, kiên nhẫn tìm hiểu
4. Biết ơn: nếu bạn không thể biết ơn là được sang Đức thì đừng đi.
2. Rèn luyện thói quen đọc ngay từ ở nhà. Ai không biết, không thích, không tự đọc thì đừng bao giờ nên đi.
3. Tò mò. Luôn mở to mắt quan sát ngẫm nghĩ xem ng Đức sống thế nào, họ làm mọi thứ có triết lý của họ, kiên nhẫn tìm hiểu
4. Biết ơn: nếu bạn không thể biết ơn là được sang Đức thì đừng đi.
5. Mục tiêu của bạn là gì. Dựa vào đó mà hành động. Người Đức người ta lo vật vã với chính đời họ. Nên bạn luôn phải ghi nhớ mục tiêu của chính mình. Ngoài ra không ai quan tâm.
Bạn cần tiền thì đi làm, bạn cần học thì đi học, bạn cần vui thì xem ở đâu có cái mình thích thì tìm tới đó. Bạn cần được công nhận thì xem mặt mạnh của mình là đâu tìm chỗ thể hiện chứng tỏ cho họ thấy. Bạn cần yêu thương thông cảm thì hãy chủ động làm luôn trước đi, sẽ nhận lại ngay điều đó, 100%!
Đơn giản chỉ có vậy thôi. Cốc nước đầy là do bạn nhìn. Cốc nước vơi cũng là do bạn. Đời là ân huệ hay khổ đau chỉ có chính bạn mới trả lời.
Cứ ru rú trong nhà, hay chỉ biết mỗi đi ra chợ, hay câm lặng cúi đầu vào khu Đồng Xuân thì Đức quả là quá tẻ nhạt đơn điệu.
Trung Tâm Gia Sư Olympia
website: https://giasuinfo.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét