Có hay không nên cho con học trước lớp 1
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc: Có hay không nên cho con học trước lớp 1
Em đồng tình với quan điểm - Nên
Và, nên cho con học thế nào, em thấy thầy Bá Phong viết rất đúng:
Hồi con gái đầu hết mầm non, tôi đi tìm cô giáo dạy lớp 1 được xem là tốt nhất trường tiểu học con sắp học để học mỗi tuần 3 buổi. Sau vài buổi, tôi hỏi bé: có thích đi học không? bé bảo thích, thế là cho học đủ 2 tháng hè.
Hè này, con trai thứ hai vào lớp 1, tôi tìm đến cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của con gái đầu (nhà ở gần) xin học, cũng mỗi tuần 3 buổi.
Trung Tâm Gia Sư Olympia
website: https://giasuinfo.com/
Sở dĩ tôi làm như vậy vì có mấy lý do sau đây:
1. Bé đang học mầm non kiểu ngồi ghế thấp, hoặc ngồi bệt chơi giữa nhà sẽ chưa quen với kiểu ngồi bàn cao, ghế cao để viết, cần cho bé làm quen với kiểu ngồi đó. Bé cũng cần làm quen sớm với cách cầm bút, tư thế ngồi đúng khi viết.
2. Tôi không đặt ra bất kỳ mục tiêu nào cho các bé trong đợt học hè này, bé thích học thế nào cũng được, kết quả ra sao cũng được, miễn là các bé thấy vui, thấy thích.
2. Suốt 3 tháng hè trước khi vào lớp 1, bé tha hồ thời gian để chơi đủ trò, mỗi tuần đi học 3 buổi, về nhà làm chút bài tập về nhà cũng chẳng có gì là nặng nề, căng thẳng. Và căn bản là các bé thích thú với việc đó, không thấy bị áp lực.
Nhiều bậc phụ huynh cứ lên báo, lên facebook thấy thiên hạ kêu ầm là các bạn nhỏ đi học nhiều, áp lực nặng nề, .. rồi tự tưởng tượng ra cái cảnh kinh khủng đó, thấy ghê gớm và đổ lỗi cho ngành giáo dục.
Thực tế, áp lực hay không là do quyết định của từng gia đình, từng bậc phụ huynh có thích cho con đi học nhiều, học lắm, chạy theo thành tích hay không. Xin đừng đổ lỗi cho ngành giáo dục.
Nhưng ngược lại, có một số gia đình nghe xui bậy, thả lỏng cho con phát triển "tự nhiên", nhưng có khi thành phát triển kiểu "hoang dã", biến đứa trẻ hoặc là hư hỏng, hoặc là bất tài vô dụng, thích hưởng thụ.
Mọi đứa trẻ sinh ra đều phải nỗ lực học tập mới có thể trưởng thành, mỗi bậc phụ huynh hãy là nhà đầu tư giáo dục khôn ngoan thay vì trở thành 1. Nhà đầu tư giáo dục kiểu cá mập đòi thành tích hoặc 2. Nhà đầu tư giáo dục kiểu mặc kệ nó.
Dù chọn con đường nào thì kết quả cuối cùng chính đứa con của mình phải nhận lấy và mang theo suốt quãng đời còn lại của nó.
Đến lúc những đứa con lớn dần, đừng so sánh con mình với con người khác, đừng đỗ lỗi lên đầu nó và ca mãi bài ca "con nhà người ta".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét